Nguồn gốc
Gạo nếp nương được thì chủ yếu của ba dân tộc Thái, HMông. Xa ở vùng Tây Bắc là đặc sản, cây lúa ở đây sinh trưởng và phát triển trên mảnh đất màu mỡ của núi rừng thiên nhiên và nước suối, nước mưa. Do vậy lúa ở đây phát triển tự nhiên, hầu như không có sự can thiệp hoặc chấm Hạt gạo nếp Nương to dài có hạt trong hạt đục.
Do điều kiện thời tiết nơi đây hầu như quanh năm toàn sương mù, đặc biệt khi vào mùa thu hoạch hạt gạo không bạc (trắng đục) được hết nên sẽ có hạt trong và hạt đục đặc trưng. Đó cũng là sự khác biệt đối với các loại gạo nếp ở đồng bằng. Cơm nếp Nương (hay xôi nếp Nương) có hương thơm ngon ngọt, dẻo đậm đà, bổ dưỡng, ăn nhiều không ngán.
Hướng dẫn sử dụng
Cách 1: Nấu cơm nếp
Bước 1: Đóng gạo Hầu hết nồi cơm điện đều có cốc đong gạo đi kèm để bạn có thể đong chính xác gạo cho một lần nấu, mỗi cốc khoảng 150g gạo tương đương 2 chén cơm, nếu không có bạn có thể tim hay sử dụng cốc đong gạo riêng để đo lường.
Bước 2: Ngâm gạo, vo gạo (vo gạo 2 lần với nước sạch).
Bước 3: Từng loại gạo sẽ có những tỷ lệ nước khác nhau, gạo mới thu hoạch sẽ ít nước hơn gạo đã để kho từ trên 60 ngày. Với gạo nếp nương thi nấu với tỉ lệ là 150g gạo dùng 110 - 115ml nước, có thể điều chỉnh lượng nước theo tỷ lệ khối lượng gạo. Hoặc quý khách có thể điều chỉnh nước theo khẩu vị cho phù hợp.
Cách 2: Đồ xôi
Bước 1: cho gạo nếp ngâm vào nước ấm khoảng 6-8 giờ. Khi ngâm nhớ cho một chút muối để xôi có vị đậm đà hơn.
Bước 2: Canh nhiệt Cho nước vào nồi nấu xôi trước, đợi khi nhiệt độ sôi tăng cao mới bắt đầu đặt chỗ lên hấp. Lúc này, nên giữ nhiệt độ ổn định vì nếu tăng cao dễ khiến xôi bị cháy khét còn quá nhỏ sẽ làm xôi bị nhão. Thời gian hấp xôi chuẩn là từ 30 đến 40 phút để có nồi xôi ngon đúng điệu, cứ 10 phút nên mở nắp một lần để lau khô hơi nước trong nồi là được.