MISO VÀNG NHẬT BẢN
Miso là một loại gia vị, thực phẩm truyền thống của Nhật Bản, khá giống với món tương dân dã của người Việt Nam. Miso được làm chủ yếu từ đậu nành, gạo cho lên men trộn cùng với muối và nấm Koji Kin. Miso được phân thành ba loại chính dựa theo thời gian ủ và đặc điểm màu sắc của chúng: shiromiso (miso vàng), akamiso (miso đỏ), kuromiso (miso đen). Đậu nành nấu chín đem nghiền nhỏ rồi trộn đều với muối và gạo đã được nấu chín, sau đó trộn đều với men. Sau từ 1-2 tháng ủ trong phòng ở nhiệt độ 30 oC sẽ cho miso vàng (Shiro Miso). Miso vàng có màu vàng nhạt, ít mặn và hơi ngọt, dùng để làm nước sốt, nấu súp, tẩm ướp. Vốn giàu protein, vitamin và các khoáng vi lượng, miso đóng một vai trò rất quan trọng trong nền ẩm thực Nhật và đang dần chinh phục nền ẩm thực thế giới.
Xuất xứ: Nhật Bản
Thành phần: Đậu nành không biến đổi gen (GMO), gạo lứt, muối biển.
Công dụng:
Việc axit hóa được tạo ra trong cơ thể là kết quả của việc tiêu thụ quá nhiều protein có nguồn gốc động vật, cà phê và đường. Vì vậy, khi thường xuyên ăn miso, tính kiềm của miso giúp trung hòa lượng axit, giữ cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, sinh lực dồi dào.
Miso có tất cả các axit amin thiết yếu và có nguồn vitamin B thực vật tốt cho cơ thể (đặc biệt là B12).
Phục hồi các vi khuẩn có lợi cho ruột, kích thích tiết dịch tiêu hóa trong dạ dày.
Giảm nguy cơ ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và ung thư ruột kết.
Miso có nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể, chống lại bức xạ do axit dipilocolonic – một alkaloid làm kiềm hóa kim loại nặng và thải chúng ra khỏi cơ thể.
Tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp giảm LDL cholesterol.
Miso có thể được ăn sống hay nấu chín, thích hợp để ướp nguyên liệu, dùng làm nước sốt, trộn rau củ, nấu súp, canh.
Lưu ý: Nêm miso vào canh hoặc sau khi nấu xong, không bỏ vào nước canh đang sôi để giữ giá trị dinh dưỡng của miso.