Quinoa hay được xem là một loại ngũ cốc nguyên hạt nhưng trên thực tế chúng là pseudocereal (giả ngũ cốc), nguyên nhân, vì Quinoa không mọc trên cỏ như lúa mì, yến mạch và lúa mạch. Tuy nhiên, hạt quinoa đỏ nói riêng và hạt quinoa nói chung đều được ăn và chế biến giống như các loại hạt ngũ cốc truyền thống. Hạt quinoa đỏ cũng không chứa gluten tự nhiên, vì vậy đây là một lựa chọn rất lành mạnh cho những người bị bệnh Celiac hoặc nhạy cảm với gluten.
Giá trị dinh dưỡng của Quinoa đỏ
Hạt Quinoa đỏ luôn thuộc nhóm giả ngũ cốc có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất quan trọng. Ngoài ra, Quinoa đỏ còn là một nguồn cung cấp mangan, đồng, phốt pho và magie dồi dào. Ước tính một cốc hạt quinoa đỏ nấu chín (khoảng 185 gram) sẽ cung cấp:
- Lượng calo: 222 calo
- Chất đạm: 8 gam
- Carbs: 40 gam
- Chất xơ: 5 gam
- Đường: 2 gam
- Chất béo: 4 gam
- Mangan: 51% giá trị hàng ngày (DV)
- Đồng: 40% DV
- Phốt pho: 40% DV
- Magiê: 28% DV
- Folate: 19% DV
- Kẽm: 18% DV
- Sắt: 15% DV
Với cùng một khẩu phần, hạt Quinoa đỏ cũng cung cấp hơn 10% nhu cầu hàng ngày của các loại vitamin B (gồm Thiamine, Riboflavin và Pyridoxine), tất cả đều đóng vai trò cần thiết cho chức năng của não và quá trình trao đổi chất. Đáng chú ý, hạt quinoa đỏ còn có hàm lượng protein cao hơn nhiều loại ngũ cốc khác như lúa mì, gạo và lúa mạch. Trên thực tế, đây là một trong số ít thực phẩm thực vật có chứa cả 9 axit amin thiết yếu, bao gồm cả Lysine mà hầu hết các loại ngũ cốc đều thiếu.
Lợi ích sức khỏe của hạt Quinoa đỏ
Hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá cụ thể những lợi ích sức khỏe của hạt Quinoa đỏ. Đa phần các nghiên cứu hiện nay chỉ đánh giá lợi ích của các thành phần có trong nó, cũng như của Quinoa nói chung.
- Giàu chất chống oxy hóa
-
Hạn chế nguy cơ bệnh tim
-
Chứa nhiều chất xơ
-
Giàu dinh dưỡng và không chứa gluten
-
Cách kết hợp hạt quinoa đỏ vào chế độ ăn