Cách ăn thực dưỡng gạo lứt muối mè theo phương pháp Ohsawa

Cách ăn thực dưỡng gạo lứt muối mè theo phương pháp Ohsawa

Ngày đăng: 16/05/2024 08:54 AM

    Lợi ích cách ăn thực dưỡng gạo lứt muối mè

    Phương pháp ăn thực dưỡng Ohsawa là phương pháp ăn chay sử dụng 50-60% gạo lứt, 35-30% các loại ngũ cốc, 10-15% rau củ và 5% đồ ngọt tráng miệng trong chế độ ăn hàng ngày. Phương pháp của ông gồm có 10 bài cơ sở, trong đó, cách ăn thực dưỡng gạo lứt muối mè (muối vừng) số 7 (100% gạo lứt cùng với muối mè) là phương pháp khó ăn nhất nhưng lại giúp cơ thể con người đạt quân binh âm dương nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

    Cách ăn thực dưỡng gạo lứt muối mè tạo cho con người thói quen nhai kỹ và ăn chậm hơn, từ đó làm giảm bớt áp lực cho dạ dày mà vẫn cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, phương pháp này còn có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh như tiểu đường, huyết áp cao,k táo bón, béo phì, tim mạch, loãng xương, đột quỵ (tai biến),… và giúp con người có cuộc sống thoải mái, tích cực hơn.

    Theo một số nghiên cứu, trong gạo lứt nguyên cám rất giàu chất xơ, kẽm, vitamin, sắt, canxi làm giảm lượng cholesterol trong máu, khả năng chống oxy hóa cao giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch hiệu quả. Hạt mè (vừng) có vị ngọt, chứa thành phần dinh dưỡng cao (lipid, glucid, protid, chất xơ, vitamin, canxi, magie, selen,…) hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho máu và phổi.

    Cách nấu thực dưỡng gạo lứt muối mè đúng

    Phương pháp nấu cơm gạo lứt ngon, dẻo

    Để cơm gạo lứt mềm và dẻo hơn, bạn nên vo sạch gạo và ngâm với nước ấm trong khoảng 22 tiếng. Có thể cho thêm 1 thìa muối hầm vào ngâm cùng và phổ tai đặt lên bề mặt gạo để cơm nhanh dẻo hơn.

     

    Cách nấu cơm gạo lứt tốt nhất chính là hấp cách thủy trong nồi áp suất. Khi nấu nên đổ lượng nước vừa phải để cơm không bị khô quá hoặc bị nhão quá. Đun sôi cơm trong 30 phút và để cho nồi xì hết hơi thì tắt bếp. Sau đó để cơm nghỉ trong 20 phút thì bật lại bếp và nấu tiếp thêm 10 phút nữa. Khoảng 30 phút sau thì mở nắp nồi và có thể xới cơm ăn.

     

    Ngoài cách nấu này, bạn hoàn toàn có thể nấu cơm gạo lứt bằng nồi gang hoặc nồi nhôm. Tuyệt đối không sử dụng nồi cơm điện hoặc nồi gang bởi cơm sẽ không ngon và làm giảm giá trị dinh dưỡng trong gạo (khoảng 70%).

    Phương pháp làm muối mè ăn thực dưỡng

    Đầu tiên, cần phải làm sạch hạt mè (hạt vừng) bằng cách quấy đều trong nước để loại bỏ bụi bẩn, cát sạn rồi phơi khô. Sau khi hạt mè đã khô, đặt lên chảo rang nóng cho đến khi hạt chuyển dần sang màu vàng, có mùi thơm thì tắt bếp. Tiếp tục rang hạt muối biển đến khi khô thì trút ra và giã nhỏ. Trộn muối mà với phần muối vừa thu được theo tỉ lệ 25:1 (25 thìa mè trộn với 1 thìa muối). Bạn có thể tự điều chỉnh lượng muối theo khẩu vị nhưng cần đảm bảo muối mè không bị mặn.

    Cách ăn gạo lứt muối mè theo bài số 7 phương pháp thực dưỡng Ohsawa

    Theo bài số 7 phương pháp thực dưỡng Ohsawa, mỗi bữa một người sẽ ăn 1 bát cơm gạo lứt cùng với 3 thìa cà phê muối mè. Khi lấy cơm ra bát, không nên xới cơm lên mà chỉ lấy từ trên xuống dưới để nhận được đầy đủ âm dương. Mỗi lần chỉ cho vào miệng 2 thìa cà phê cơm gạo lứt muối mè , ăn chậm và nhai thật kỹ khoảng 100 lần cho đến khi cơm nhão thành nước, cảm nhận được vị ngọt trong miệng thì mới nuốt xuống.

    Phương pháp ăn thực dưỡng gạo lứt muối mè đúng cách giúp con người có thể hấp thu được 100% các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, dịch vị của nước bọt có thể chuyển hóa lượng đường có trong gạo lứt, giúp lượng đường huyết không bị tăng lên đột ngột sau mỗi bữa ăn. Chính vì vậy mà mỗi bát cơm thường sẽ ăn trong khoảng 1 giờ đồng hồ, bạn có thể ăn làm nhiều bữa trong ngày nếu cảm thấy đói nhưng không nên ăn quá no trong 1 bữa ăn và tuyệt đối không ăn trước khi ngủ 2 tiếng.

    Bên cạnh đó, khi áp dụng phương pháp ăn thực dưỡng gạo lứt muối mè số 7, bạn nên hạn chế uống nhiều nước. Mỗi ngày chỉ nên uống ít hơn 1 lít nước lọc hoặc trà gạo lứt. Khi uống nước, nên ngậm trong miệng vài phút rồi mới nuốt và uống trước hoặc sau khi ăn 1 giờ đồng hồ.

    Những lưu ý khi áp dụng chế độ ăn thực dưỡng gạo lứt muối mè

    • Khi mới bắt đầu chế độ ăn thực dưỡng gạo lứt muối mè, cơ thể con người sẽ phải thay đổi lượng thức ăn đột ngột nên rất có thể sẽ gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, chân tay bủn rủn, mặt xanh xao,… Tuy nhiên, khi cơ thể đã quen, các triệu chứng ban đầu này sẽ được cải thiện dần và tốt cho sức khỏe.
    • Trong 10 ngày đầu thực hiện chế độ ăn gạo lứt muối mè, cơ thể sẽ gặp tình trạng táo bón. Để khắc phục, bạn có thể ăn 2 đến 3 thìa mè rang (không có muối) và uống nước ấm.
    • Nên kiên trì thực hiện chế độ ăn thực dưỡng gạo lứt muối mè theo đúng hướng dẫn để đảm bảo không bị thiếu hụt dinh dưỡng và suy giảm sức khỏe.
    • Có thể thay đổi cơm gạo lứt thành bún, bánh mì, phở được làm từ gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc nguyên cám khác ăn cùng súp miso, tương tamari để thay đổi khẩu vị và giảm bớt sự nhàm chán trong mỗi bữa ăn.

    Phương pháp ăn thực dưỡng gạo lứt muối mè giúp quân bình âm dương nhanh chóng nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng cách ăn này. Những người già có sức khỏe kém, người suy dinh dưỡng, suy nhược nặng nên thận trọng và tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ trước khi ăn bởi chúng có thể gây phản tác dụng. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn các kiến thức về phương pháp ăn này để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn luôn thành công và có sức khỏe tốt!