Hướng dẫn sử dụng: Ăn liền
Hướng dẫn bảo quản: Nhiệt độ thường
Đối với những người ăn kiêng, gạo lứt không còn xa lạ. Giống gạo này là loại gạo nguyên cám, có màu tím. Là món ăn rất tốt cho sức khỏe, tuy vậy nấu theo cách thông thường lại không dẻo bằng gạo tẻ.
Khắc phục tình trạng trên, cốm gạo lứt ra đời là một món ăn thơm ngon, dòn rụm, rất phù hợp để ăn vặt, ăn bữa phụ cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ mà vẫn bảo đảm sức khỏe tốt.
Hạt cốm gạo lứt rang giòn, xốp, thơm, nổ to hạt, ăn có vị ngọt của gạo, không bị cứng, bị cháy. Thơm mùi dầu mè và rong biển. Khi nhai bùi bùi tan trong miệng. Cốm gạo lứt gần đây đã trở thành món ăn vặt khoái khẩu cho dân văn phòng, trẻ em và cả người lớn tuổi.
Gạo lứt làm dương hóa cơ thể, tốt cho những người bệnh tiểu đường, dạ dày, mỡ máu, xương khớp, béo phì. Gạo lứt giàu vitamin E, B1 , B3, B6, Mangan, Canxi, Sắt , Magie và chất xơ.
Được làm hoàn toàn từ gạo lứt và muối hầm thiên nhiên, cốm gạo lứt giữ nguyên được những giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh vốn có ban đầu của gạo lứt.
Gạo lứt có tác dụng:
- Làm lưu thông máu, bài tiết các chất độc hại ra khỏi cơ thể, giảm hàm lượng cholesterol trong máu
- Ngăn ngừa hiệu quả các căn bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, béo phì
Chính vì thế, thay vì ăn cơm gạo lứt hay uống trà gạo lứt thì tác dụng của cốm gạo lứt cũng có giá trị tương đương. Cốm gạo lứt là một người bạn đồng hành cho hệ tiêu hóa của con người diễn ra suôn sẻ, dễ dàng phòng tránh các căn bệnh đường ruột như tiêu chảy, kiết lỵ, đầy hơi khó tiêu.
Những người bị bệnh xương khớp nên ăn nhiều vào buổi chiều, người cần giảm cân ăn thay bữa sáng, tốt. Trẻ nhỏ ăn thay bánh kẹo rất tốt.